“Nói dễ hiểu” – Thứ đơn giản cần thiết
Trình bày, thuyết trình, present, pittching, proposal về một ý tưởng, một kịch bản một câu chuyện nào đó với khách hàng là việc hàng ngày của các Agency, các Marketer, CopyWriter…
Một ý tưởng hay, một ý tưởng sáng tạo nếu không biết nói ra một cách dễ hiểu cho người nghe thì ý tưởng đó mãi chỉ nằm trên giấy.
Tôi vẫn nhớ mãi – câu nói của người thầy dạy tôi: “Đỉnh cao của ngôn từ là đơn giản và gần gũi”. Tuy vậy, đôi khi để diễn ta một thứ nào đó mới mẻ, khoa học viễn tưởng thì việc biết cách “nói dễ hiểu” không hề đơn giản.
Một trong những điều mà các Marketer, CopyWriter vẫn đang vướng phải trong các bài viết, trình bày, thuyết trình ngày nay là dù đã viết ra nhưng vẫn phải giải thích, thậm chí giải thích không hiểu được.
?Vậy làm sao để có thể “Nói dễ hiểu” trong các bài viết, trình bày của mình?
01. Câu từ trong bài viết phải gần gũi, dễ mường tượng bằng những hình ảnh đời thực. Nên dùng những câu từ mang tính hiện diện thay vì những câu từ mang tính phải suy nghĩ, hoặc dễ hiểu sai (Thinking). Từ ngữ, ngôn từ đều có thể mang đến cho người đọc một không gian hình ảnh rõ ràng nếu bạn biết chọn ngôn từ phù hợp.
02. Xác định nhận thức của đối tượng đọc mục tiêu để có thể lựa chọn câu từ, từ ngữ mang tính chất chuyên ngành, diễn giải từ ngữ một cách tốt hơn, có thể sử dụng từ tiếng anh gốc nhưng nên diễn giải kỹ hơn ()
03. Bài viết khi đưa ra vấn đề nào đó cần tỏ rõ cho người đọc được: vấn đề tổng quan (mang tính chất rộng), sau đó đưa ra chi tiết, cách giải quyết vấn đề.
04. Với các vấn đề mới như khoa học hoặc những câu chuyện mang tính chất viễn tưởng, người viết cần thận trọng tìm ngôn từ để làm sao giải thích rõ nhất những suy nghĩ trong đầu của mình. Có thể tìm hình ảnh demo để phụ giải cho câu từ mình đang muốn viết.
05. Với bố cục của một bài viết hoặc một kịch bản dài, chúng ta nên có một phần tóm tắt tổng quan hoặc phân chương, phân đoạn làm cho người đọc hiểu hơn sau đó hãy đi vào chi tiết để tránh mất thời gian nếu thấy ý tưởng không khả quan.
06. Với những người làm sáng tạo, viết lách, copywriter nên sài một cây bút chì & tờ A4 bên cạnh để mindmap, note các ý chính, phân đoạn hay, điểm key của kịch bản. Người biết vẽ có thể storyboard ra những vấn đề chúng ta muốn thể hiện hoặc tìm hình ảnh demo cho ý tứ đó(từ Shutterstock.com, Imagestock…). Nếu không tìm được đúng hình ảnh demo cho ý tứ đó thì tốt nhất không nên chèn hình dễ làm sai ý nghĩa.
07. Đọc lại, đọc kỹ các câu từ, vấn đề mình đưa ra xem đã dễ hiểu nhất chưa? Nhờ bạn bè hoặc người thân đọc xem họ có hiểu đúng ý mình viết không?
Mọi sản phẩm hình ảnh, câu chuyện, keyvisual, logo thương hiệu hay một ca khúc âm nhạc…đều xuất phát từ ý tưởng trong mỗi chúng ta. Hãy viết ra một cách dễ hiểu nhất để có thể bắt tay vào thực hiện chúng cùng ekip của mình.
Hoàng Dũng, CEO & Film Director of ColorMedia
Tỷ lệ kèo nhà cái tài xỉu hay còn được gọi là kèo Over/under hoặc kèo trên dưới. Trong bóng đá trực tuyến có thể nói đây là loại tỷ lệ cá cược do nhà cái cung cấp dựa kết quả sau 90 phút của trận đấu kể cả thời gian đá bù tuy nhiên không được tính cho bàn thắng vàng và loạt đá luân lưu. https://keo88.com/vi/ty-le-keo
Yêu thích nghệ thuật, phim ảnh, khởi nghiệp từ năm 25 tuổi – hiện nay Hoàng Dũng là một CEO – Film Director trẻ tuổi và có uy tín của ColorMedia.,JSC tại Hà Nội. Anh luôn dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu và trải nghiệm những điều mới mẻ và thú vị.