“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” trong quản lý bản thân
Có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” mà các cụ ta để lại chẳng hề sai chút nào, tuy nhiên “biết người biết ta” là phải biết cái gì, biết như thế nào thì quả thực ít ai để ý.
Mình tình cờ được giới thiệu tới cuốn sách “Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại” của Peter Drucker và chi sau chương 1 của cuốn sách mình đã bị lôi cuốn bởi những gì mà Drucker ông viết trong cuốn sách. Chẳng biết khi người khác đọc cuốn sách của ông thì cảm thấy thế nào, còn riêng mình thì thấy nó quá đúng với bản thân,với doanh nghiệp của mình ở thời điểm hiện tại.
Trong chương 1 của cuốn sách, ông chia sẻ về việc:
“Các công ty ngày nay không quản lý sự nghiệp của nhân viên mà nhân viên phải là người quản lý chính mình một cách hiệu quả.”
Đó là ở góc độ quản trị Doanh nghiệp, tuy nhiên tôi thấy đúng với từng cá nhân bởi mỗi cá nhân muốn phát triển trong định hướng của mình cũng cần phải có những điều này. Một cá nhân phát triển, một cá nhân thành công thì chắc chắn tập thể đó sẽ thành công. Trong chương này – Quản lý bản thân, ông đã đưa ra 9 vấn đề để quản lý bản thân một cách tốt hơn. Hãy cùng tôi xem chúng!
- Điểm mạnh của tôi là gì? Trong phần này, Pt Drucker chỉ ra rằng trong mỗi con người luôn tồn tại một điểm mạnh nào đó. Việc đánh giá điểm mạnh của mình chính là dựa vào những phản hồi sau những hành động, quyết định của bạn. Hãy phát triển tập trung dựa trên thế mạnh của bạn, luôn luôn trau dồi, rèn luyện để điểm mạnh ngày càng tốt hơn. Trong phần này ổng cũng nói vài ý mình thấy thích thú đó là: “Thái độ làm việc chính là chất bôi trơn bên trong một tổ chức”, hay như ý này: “Việc nâng mức không có khả năng lên thành trung bình sẽ làm tổn hao sức lực của bạn gấp vạn lần so với việc nâng mức sở trường lên xuất sắc.
- Tôi thực hiện nó bằng cách nào? Câu hỏi này nói về sự chuẩn bị của mỗi người cho mỗi việc mình làm. Chuẩn bị càng kỹ thì sự thành công càng cao. Người luôn đặt câu hỏi này trước mỗi công việc sẽ giúp họ hệ thống được việc họ chuẩn bị làm, phương án dự phòng, cách làm hiệu quả hơn.
- Tôi là người thích đọc hay thích nghe? Ý của câu hỏi này sẽ chỉ ra rằng bạn là người muốn thông chi tiết hay muốn thông tin tổng quan cho mỗi xử lý. Người thích đọc là người luôn muốn tìm hiểu những thông tin chi tiết để đưa ra quyết định xử lý, ngược lại người thích nghe thì họ muốn dựa trên một thông tin tổng quản để xử lý. Pt Drucker nói rằng không ai vừa là người thích đọc mà lại là người thích nghe. Cá nhân tôi thì thấy tùy trường hợp nhỉ.
- Tôi học như thế nào? Pt Drucker nói rất hay trong phần này về việc ông đánh giá cao việc học từ quan sát, từ những người giỏi chứ không phải trên sách vở tại trường học. Ông cũng nói về việc học với đam mê trong những lĩnh vực của bạn. Cố gắng trau dồi những cái bạn tốt để tốt hơn thay vì cố gắng vì những cái bạn phải làm.
- Hệ giá trị của tôi là gì? Cái này tôi thấy khá hay vì không phải cá nhân nào cũng có thể tham gia vào một tổ chức bất kỳ. Hệ giá trị của tổ chức có phù hợp với hệ giá trị của bản thân không sẽ dẫn đến sự thành công của tổ chức và cá nhân đó hay không? Cá nhân có thể giỏi, làm tốt nhưng nếu không phù hợp với hệ giá trị của tổ chức thì 2 bên cũng khó để gặp nhau.
- Tôi thuộc về lĩnh vực nào? Ông nói rằng để biết mình thuộc về lĩnh vực nào thực sự thì phải trải qua hành trình làm việc suốt cuộc đời. Có thể có những người tìm được ra lĩnh vực thực sự của họ nhưng cũng có người phải đến nửa sau cuộc đời họ mới tìm ra. Và tất nhiên nó cũng có những đánh giá đó là khi họ biết điểm mạnh, phương pháp làm việc và hệ giá trị của mình.
- Tôi nên cống hiến những gì? Dựa vào tất cả những ý trên để biết bạn nên cống hiến những gì.
- Trách nhiệm của tôi với các mối quan hệ?
- Nửa sau của cuộc đời bạn?
Những thách thức trong việc quản lý bản thân có vẻ như rất rõ ràng và câu trả lời cũng rất hiển nhiên. Nhưng quản lý bản thân đòi hỏi những yêu cầu rất mới lạ và chưa từng có trước đây từ bản thân mỗi người, đặc biệt là những người lao động trí óc. Để đạt được hiệu quả, việc quản lý bản thân đòi hỏi mỗi người phải suy nghĩ và hành động như thể mình là một tổng giám đốc. Hơn nữa, chuyển biến từ người lao động chân tay – những người chỉ làm những gì được sai bảo – sang lao động trí óc – những người biết tự quản lý bản thân – mang lại nhiều thách thức cho cấu trúc xã hội. Tất cả các hình thái xã hội từng tồn tại, ngay cả những xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân cao nhất, đều có hai chân lý cơ bản: các tổ chức đều tồn tại lâu hơn nhân viên; và thứ hai, hầu hết mọi người đều bằng lòng với vị trí của mình.
Hoàng Dũng – 14.11.2016
Yêu thích nghệ thuật, phim ảnh, khởi nghiệp từ năm 25 tuổi – hiện nay Hoàng Dũng là một CEO – Film Director trẻ tuổi và có uy tín của ColorMedia.,JSC tại Hà Nội. Anh luôn dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu và trải nghiệm những điều mới mẻ và thú vị.