HIỆN TƯỢNG LỆCH CỔ CHÂN VÀ CÁCH CHỌN GIÀY THỂ THAO
Bạn có bao giờ để ý có những người mang giầy lâu ngày, gót giầy hoặc một phần nào đó của đế giầy bị mòn sâu một bên không? Đó là một trong những dấu hiệu của hiện tượng lệch cổ chân. Mỗi người chúng ta thường có cấu tạo bàn chân khác nhau nên để chọn một đôi giầy hoàn hảo, hãy cùng saigonsneaker tìm hiểu về hiện tượng lệch cổ chân, kiểm tra kiểu bàn chân của bạn và hiểu về loại giầy nào phù hợp nhất với bàn chân của bạn nhé!
Bài viết sẽ dùng một số thuật ngữ tiếng anh để các bạn dễ tra khảo thêm thông tin trên mạng.
PRONATION LÀ GÌ?
Pronation có nguồn gốc từ tiếng latin (pronus), nghĩa là “leaning forward”, là chuyển động tiếp đất của bàn chân khi con người đi bộ hoặc chạy. Theo tự nhiên, khi bàn chân tiếp đất, phần ngoài của gót chân sẽ tiếp đất đầu tiên, sau đó đến lòng bàn chân, đến các ngón chân và cuối cùng là cả bàn chân.
Từ lúc mới chạm đất bàn chân sẽ có xu hướng lật vào phía trong một góc khoảng 15 độ. Đây là mức chuyển động bình thường. Nhưng đối với một số người, bàn chân của họ sẽ lật mạnh vào bên trong, bạn nhìn giầy họ sẽ thấy phần gót phía trong bị mòn nhiều hơn. Ngược lại, cũng có người khi chạy bàn chân sẽ lật ra phía ngoài. Kết quả là mé ngoài gót giầy bị mòn nhiều. Đó là hai trường hợp bị lệch cổ chân xảy ra khá phổ biến, khi vận động chạy nhảy, bàn chân bị lệch sẽ không thể hỗ trợ tốt việc nâng đỡ cơ thể và giảm độ sốc khi tiếp đất, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bàn chân và toàn chân nói chung nếu không chọn một đôi giầy thích hợp khi vận động.
Các kiểu bàn chân
Có ba dạng pronation liên quan đến ba kiểu bàn chân:
NEUTRAL
Dạng bình thường |
OVERPRONATION
Lệch trong Để dễ nhớ, over là “quá mức” (lật vào trong quá mức)
|
UNDERPRONATION/ SUPERNATOR
Lệch ngoài Under là “dưới mức cần thiết” (lật ngược ra ngoài) |
|
Cách tiếp đất | Bàn chân tiếp đất bằng mé ngoài của gót chân, nghiêng dần vào trong khoảng 15 độ, sau đó đến các ngón chân tiếp đất. Trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên cả bàn chân và độ sốc được giảm thấp | Bàn chân tiếp đất cũng bằng mé ngoài của gót chân, nhưng sau đó chân sẽ lật rất sâu vào mé trong, trọng lượng cơ thể bị dồn lên ngón cái và mé trong bàn chân | Bàn chân sau khi tiếp đất, thay vì lật vào trong thì nó lại lật ngược nhiều ra ngoài, trọng lượng cơ thể dồn lên ngón chân út và mé ngoài bàn chân, độ sốc nặng |
Lực đẩy | Phần phía trước của bàn chân (bao gồm các ngón chân) sẽ tạo lực đẩy cơ thể tiến về phía trước nên cơ thể di chuyển dễ dàng, nhẹ nhàng hơn | Ngón cái và ngón thứ hai sẽ đẩy cơ thể về phía trước | Lực đẩy từ ngón út, ngón thứ 4 và mé ngoài chân |
Thương tổn | Bàn chân sẽ không bị tổn thương do trọng lượng cơ thể được cân bằng, độ sốc được giảm | Căng cơ, chai da, đau gót chân, đau xương cẳng chân, biến dạng ngón chân cái | Căng cơ, trật mắt cá, chai da, đau xương cẳng chân |
Kiểu chân | Bàn chân bình thường | Vòm chân thấp, bàn chân phẳng | Vòm chân cao, bàn chân rất lõm |
KIỂM TRA KIỂU BÀN CHÂN CỦA BẠN
Bàn chân phẳng gây nhiều bất lợi cho sự vận động
Pronation và vòm chân/ độ lõm của bàn chân (arch) có liên quan chặt chẽ với nhau. Thường thì người bị lệch ngoài sẽ có vòm chân rất cao (high arch), bàn chân lõm rất sâu, còn người bị lệch trong thì có vòm chân rất thấp hoặc có bàn chân hoàn toàn phẳng lì.
Bạn có thể làm bài kiểm tra Wet Test để biết được kiểu bàn chân của bạn ra sao nhé.
Dụng cụ: một cái thau lớn đựng một lượng nước vừa đủ ướt chân, 1 tấm bìa carton nâu nhẵn trơn to hơn bàn chân.
Cách làm:
- Bước 1: Đổ nước vào thao khoảng chừng 1 lóng tay. Đặt tấm bìa trên sàn nhà bên cạnh chậu nước.
- Bước 2: Đặt chân vào chậu cho ướt hết cả bàn chân.
- Bước 3: Nhấc chân lên, vẫy cho nước rơi xuống hết thì đặt chân lên tấm bìa . Đứng khoảng 5 giây sau đó nhấc chân lên. Bạn sẽ thấy dấu bàn chân của mình in trên tấm bìa. Bạn chụp hình lại và bắt đầu phân tích kết quả.
Có thể dễ dàng kiểm tra kiểu bàn chân tại nhà bằng phương pháp wet test
Phân tích:
- Bàn chân bình thường (Normal Arch): Ở phần giữa bàn chân bạn thấy một đường cong ăn vô khoảng phân nữa độ rộng của bàn chân.
- Bàn chân lệch ngoài (High Arch, underpronation): Phần giữa rất hẹp
- Bàn chân lệch trong (Low Arch, flat feet, overpronation): Bạn thấy được hầu hết dấu bàn chân, giống như hình miếng lót giầy.
Các kiểu vòm chân khác nhau
Kiểu bàn chân đa số được quyết định do gen di truyền, số ít thì do bàn chân tiếp xúc nhiều với các bề mặt cứng như đá, sỏi gây biến dạng. Vậy nhìn chung là bạn không thể thay đổi kiểu bàn chân của mình mà chỉ có tìm cách chọn giầy để thích ứng thôi.
CHỌN GIÀY THỂ THAO PHÙ HỢP
Mang đúng loại giầy phù hợp với kiểu bàn chân của mỗi người sẽ giúp bảo vệ chân bạn tốt hơn. Khi chọn giầy, bạn cần để ý ba đặc điểm sau:
- Cushion(đệm, độ đàn hồi): Độ đàn hồi nhằm tạo cảm giác êm ái khi chạy vì đế giữa (midsole) làm giảm lực tác động của mặt đất lên chân.
- Stability (Độ cân bằng): Là mức độ hỗ trợ thăng bằng.
- Motion Control (Kiểm soát chuyển động).
Bảng dưới đây chỉ bạn cách chọn phù hợp:
Cách chọn giày | Severe
Overpronation (Lệch trong nặng) |
Mild
Overpronation (Lệch trong nhẹ) |
Neutral
Pronation (Bình thường) |
Under
Pronation (Lệch ngoài) |
Cushioned
(độ đàn hồi) |
Tốt | Tốt | ||
Stability
(Độ cân bằng) |
Tốt | Tốt | ||
Motion Control
(Kiểm soát chuyển động) |
Tốt | Tốt |
- Người có bàn chân bình thường thì chọn loại được lót đệm vừa phải (neutral cushion), thích hợp với đa số các loại giầy, nhưng đừng dùng loại hỗ trợ đặc biệt nhé (loại này chỉ dùng cho chân bị lệch).
- Nếu bạn có bàn chân lệch trong thì cần mang loại kiểm soát chuyển động (motion control footwear) để hạn chế sự lật chân quá mức vào phía trong.
- Nếu chân bạn bị lệch ngoài thì cần loại được lót đệm nhiều để hỗ trợ chân lật vào phía trong.
Mang đúng loại giầy phù hợp với bàn chân để bảo vệ chân tốt hơn. New Balance và Asics là 2 thương hiệu giày nổi tiếng về độ thoải mái cho người mang.
Như vậy, từ nay khi chọn giầy thể thao, bên cạnh chọn vẻ ngoài bắt mắt, bạn cũng nên chú ý các tính năng của giầy cho phù hợp với đặc điểm chân của mình nhé. Tốt nhất bạn nhờ các chuyên gia hiểu biết về giầy thể thao tư vấn cho mình để chọn được đôi vừa ý.
Chúc bạn thành công!
Sưu tâm bài viết tại: saigonsneaker.com
Yêu thích nghệ thuật, phim ảnh, khởi nghiệp từ năm 25 tuổi – hiện nay Hoàng Dũng là một CEO – Film Director trẻ tuổi và có uy tín của ColorMedia.,JSC tại Hà Nội. Anh luôn dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu và trải nghiệm những điều mới mẻ và thú vị.